Bình Thuận là tỉnh có đường bờ biển dài lên đến gần 200km. Do đó tỉnh này sở hữu những tiềm năng đắt giá về phát triển du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng. Những năm gần đây, Bình Thuận là thị trường mới nổi thu hút đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực BĐS. Khách hàng, nhà đầu tư muốn đặt chân đến thị trường này và đầu tư thành công thì cần nắm được bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận trong tương lai. Dưới đây là những thông tin quan trọng về định hướng quy hoạch của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030.
Thông tin về diện tích, dân số và ranh giới địa lý tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ với diện tích là 7.812,8 km2. Dân số của tỉnh là khoảng 1.360.000 người. Bình Thuận xếp thứ 32 trên cả nước về số dân.
Địa giới của tỉnh Bình Thuận
Tỉnh Bình Thuận có ranh giới tự nhiên với các tỉnh khác như sau:
- Phía Bắc có ranh giới tự nhiên với tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp với tỉnh Ninh Thuận
- Phía Tây tiếp giáp với khu vực Đông Nam Bộ là tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây Nam có ranh giới chung với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía Đông và phía Nam của tỉnh Bình Thuận chính là đường bờ biển dài 192km.
Có thể thấy tỉnh Bình Thuận sở hữu vị trí khá thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế. Đặc biệt, nhờ sở hữu 192km đường bờ biển, tỉnh này có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch và BĐS nghỉ dưỡng ven biển.
Bản đồ ranh giới của tỉnh Bình Thuận
Khoảng cách địa lý
Khoảng cách từ tỉnh lỵ của Bình Thuận là TP Phan Thiết đến TPHCM là khoảng 183km về hướng Đông Bắc. Bình Thuận cách TP. Nha Trang là 239km, cách Hà Nội 1.520km theo hướng đường quốc lộ. Đường bờ biển của tỉnh kéo dài từ mũi Đá Chẹt của tỉnh Ninh Thuận đến Bình Châu của Bà Rịa Vũng Tàu.
Các đơn vị hành chính
Tỉnh Bình thuận được chia làm 10 đơn vị hành chính. Trong đó có 1 thành phố là Phan Thiết, 1 thị xã La Gi và 8 huyện. Các đơn vị cấp xã bao gồm 93 xã, 12 thị trấn và 19 phường.


Bản đồ các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Thuận
Mục tiêu bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn năm 2021-2030
Tỉnh Bình Thuận định hướng đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và ngành công nghiệp năng lượng. Đồng thời đặt ra mục tiêu đưa Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch phát triển mạnh mẽ của vùng Nam Trung Bộ và của quốc gia. Tỉnh cũng định hướng sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế biển và hải đảo. Để đạt được mục tiêu, Bình Thuận chia làm nhiều giai đoạn phát triển. Trong đó:
Giai đoạn từ năm 2021-2025: Tỉnh tập trung phát triển ven biển.
Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng tỉnh thành địa phương có nền kinh tế phát triển trong cả nước.
Giai đoạn đến năm 2050, Bình Thuận phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện về mọi mặt như công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ,….
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận về giao thông đến năm 2030
Giao thông là một trong những lĩnh vực hàng đầu mà Bình Thuận rất chú trọng. Bởi lẽ chỉ khi hạ tầng giao thông phát triển mới kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác. Giao thông là động lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Định hướng phát triển giao thông của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì đến năm 2030 tỉnh này sẽ phấn đấu để đạt được một số mục tiêu về hạ tầng giao thông như:
- Quy hoạch đường quốc lộ: Đặt mục tiêu xây dựng thành đường cấp I, tối thiểu cũng phải đạt đến tiêu chuẩn là đường cấp III. Tất cả các tuyến đường quốc lộ phải được rải nhựa 100% theo phê duyệt của thủ tướng.
- Quy hoạch đường tỉnh lộ: Yêu cầu đầu tiên về mục tiêu quy hoạch các tuyến đường tỉnh lộ là nhựa hóa toàn bộ các tuyến đường hiện hữu. Các tuyến đường này phải được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp II-III. Tối thiểu nhất cũng phải là đường cấp IV. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm đúng mức tới các tuyến đường ven biển và các cây cầu để giao thông được thuận lợi.
- Quy hoạch đường huyện lộ: Các tuyến đường hiện hữu phải được rải nhựa 100%. Các tuyến đường huyện phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu là đường cấp V.
- Quy hoạch đường giao thông nông thôn: Phấn đấu 65 xã đạt tiêu chí chuẩn về đường giao thông nông thôn dựa trên bộ tiêu chí quốc gia
- Quy hoạch giao thông đô thị: Tỉnh sẽ tiến hành nâng cấp, cải tạo và xây dựng một số tuyến đường phố chính tại TP Phan Thiết, thị xã La Gi và các thị trấn. Các tuyến đường này sẽ được xây dựng theo đúng chuẩn kỹ thuật đối với giao thông đô thị. Bên cạnh đó các nút giao thông sẽ được cải thiện, trang bị đèn tín hiệu đầy đủ. Hệ thống cây xanh, hệ thống cấp thoát nước cũng được quan tâm đặc biệt để tạo cảnh quan đô thị sạch đẹp. Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì quỹ đất dành cho giao thông đô thị là từ 15-25%.
Phương án đề ra để phát triển giao thông
Để thực hiện kế hoạch đã đề ra về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận đã đề ra các phương án thực hiện như sau:
- Hệ thống giao thông nông thôn sẽ tiếp tục đường hoàn thiện sao cho 100% các xã đều đạt tiêu chí về nông thôn mới.
- Các tuyến đường tỉnh, đường huyện tiếp tục được hoàn thiện, phát triển theo đúng tiêu chuẩn. Một số tuyến đường được đầu tư xây mới để chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế xã hội.
- Tỉnh cũng chú trọng xây dựng và phát triển đường đường sắt, đường hàng không, đường biển như kế hoạch đã được thủ tướng phê duyệt.
- Công nghiệp giao thông vận tải cũng được thúc đẩy phát triển mạnh


Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận về giao thông
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận về định hướng phát triển không gian
Việc quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2050 được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
Ở giai đoạn này tỉnh Bình Thuận tập trung chỉnh trang đô thị lõi và đầu tư phát triển hoàn chỉnh. Không gian đô thị cũng tiếp tục được xây dựng, phát triển và mở rộng sang các xã Tiến Thành và Thiện Nghiệp, Tiến Lợi. Đô thị lõi được mở rộng sang thị trấn Phú Long, xã Hàm Tiến. Ngoài ra còn mở rộng ra một phần xã Hàm Mỹ, một phần xã Hàm Hiệp, Hàm Liêm thuộc các huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc. Bên cạnh đó, tỉnh còn huy động các nguồn lực đầu tư để xây dựng các dự án hạ tầng với mục tiêu phát triển đô thị.
Giai đoạn 2: Từ năm 2026 đến năm 2030
Giai đoạn này tỉnh Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng đô thị để hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện không gian đô thị lõi tại các khu vực hiện hữu.
Giai đoạn 3: Đến năm 2040
Dựa trên những kết quả đã đạt được của giai đoạn 1 và giai đoạn 2, đến giai đoạn 3, Bình Thuận tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các tiêu chí khác cho không gian đô thị loại I. Đồng thời tỉnh cũng phát triển các quỹ đất dự trữ ở các địa phương bao gồm xã Thiện Nghiệp, xã Phong Nẫm.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận về định hướng phát triển các vùng trọng điểm
Bên cạnh việc quy hoạch chung cho toàn tỉnh thì Bình Thuận còn tập trung để phát triển một số vùng đặc biệt. Đây là những vùng trọng điểm góp phần hướng tới mục tiêu đưa Bình Thuận trở thành trung tâm kinh tế quan trọng bậc nhất của khu vực Nam Trung Bộ.
Định hướng phát triển
Cụ thể mục tiêu của Bình Thuận là trở thành điểm đến du lịch mang tầm quốc tế, đứng đầu khu vực và Châu Á. Để đạt được mục tiêu này, Bình Thuận sẽ tập trung phát triển khu vực phía Nam của tỉnh. Đây là khu vực được chú trọng phát triển du lịch, thể thao, giải trí và nghỉ dưỡng.
Theo đó những vùng có lợi thế về du lịch , có khả năng thu hút đầu tư như Mũi Né, Phan Thiết, Kê Gà,…sẽ được chú trọng phát triển. Riêng đối với các khu vực ven biển, Bình Thuận sẽ ưu tiên 70% diện tích đất đô thị để phát triển đất ở và du lịch. Với bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận như vậy thì chắc chắn trong tương lai, nơi đây sẽ thành KĐT du lịch biển sầm uất và nhộn nhịp tương tự như Nha Trang, Đà Nẵng.


Bản đồ định hướng phát triển về kết cấu hạ tầng tỉnh Bình Thuận
Phương án thực hiện
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, Bình Thuận đã và đang triển khai đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông. Trong đó phải kể đến sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Bên cạnh đó tỉnh còn xây dựng 2 cảng biển quốc tế tạo động lực mạnh mẽ để thu hút vốn đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh cũng lên kế hoạch xây dựng 19 bến du thuyền với quy mô từ to đến nhỏ. Trong đó, thành phố Phan Thiết sẽ được xây dựng 7 bến, Lagi 3 bến, Bắc Bình 3 bến, Hàm Thuận Nam 2 bến, Kê Gà 2 bến, Hàm Tân 1 bến.
Như vậy, tỉnh Bình Thuận đã có định hướng phát triển rất rõ ràng, bài bản và chi tiết. Tỉnh chú trọng phát triển nhiều hơn vào các vùng trọng tâm, có tiềm năng trỗi dậy lớn.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, trong tương lai rất gần Bình Thuận sẽ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long,…Với sự đồng bộ và hiện đại về cơ sở hạ tầng trên bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì nơi đây sẽ cực thu hút các nhà đầu tư. Bất động sản nơi đây sẽ ngày càng tăng giá. Nếu nhà đầu tư nhạy bén, có tầm nhìn xa thì đầu tư vào bất động sản Bình Thuận vào thời gian này là cơ hội rất tốt.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin quan trọng về bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận đến năm 2030. Đối với khách hàng và các nhà đầu tư thì đây là những thông tin rất ý nghĩa để đánh giá tiềm năng của Bình Thuận. Từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào BĐS ở đây hay không.
Bài viết cùng chủ đề:
Giới thiệu và đánh giá tổng quan Nova Service
Nova Service thuộc danh sách 3 trụ cột ngành mũi nhọn trong hệ sinh thái của tập đoàn Nova Group. Nova Service được định hướng hoạt động tập trung lĩnh vực...
Nova E&C và một số thông tin tổng quan cần biết
Nova E&C đang là đơn vị tạo nên tiếng vang lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Đơn vị thuộc hệ sinh thái Novaland đình đám đang trở thành thương hiệu...
Khám phá chi tiết hệ thống phòng tập gym cao cấp Citigym Novaland
Trải nghiệm hệ thống phòng gym đẳng cấp ngay tại khuôn viên sống là mơ ước của tất cả cư dân hiện đại. Hiểu được điều này nên Nova Services Group đã...
Nova F&B có gì đặc biệt? Tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan
Novaland ra mắt thương hiệu Nova F&B nằm trong chuỗi hệ sinh thái NovaTourism của mình. Đây là thương hiệu ra mắt với mục tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ ẩm...
Tổng hợp bảng giá đất Phan Thiết 2022 mới nhất đầy đủ và chi tiết
Phan Thiết là một tụ điểm đầu tư du lịch, thương mại cũng như các khu công nghiệp. Chính vì vậy, giá đất tại thành phố này luôn được nhiều nhà đầu...
Đô thị sinh thái là gì? Đô thị sinh thái chuẩn là như thế nào?
Việt Nam là 1 trong những nước đang phát triển có tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Đi kèm với sự mọc lên của nhiều đô thị sẽ kèm theo những ngôi nhà san...
Sân golf novaworld Phan Thiết – Cụm sân golf cao cấp hướng biển
Mới đây, tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam Novaland đã cho ra mắt khu tổ hợp sân golf cao cấp. Với tiêu chuẩn PGA 36 hố độc quyền – sân PGA Ocean...
Khách sạn Novotel Phan Thiết – Điểm dừng chân hàng đầu Bình Thuận
Thiên đường biển Mũi Né – Phan Thiết là một khu nghỉ dưỡng tổng hợp với đầy đủ tất cả các tiện nghi cần thiết tại tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh...
Khách sạn Movenpick Phan Thiết – Dự án bất động sản tầm cỡ quốc tế
Thị trường bất động sản của Phan Thiết đang bước vào những giai đoạn có mức tăng trưởng vượt trội với rất nhiều yếu tố đặc biệt như cơ sở hạ...
Khu nghỉ dưỡng Centara Mirage Mũi Né Resort – Khu du lịch hàng đầu Phan Thiết
Khu nghỉ dưỡng Centara Mirage Mũi Né Resort hay còn được biết đến với tên gọi khác là dự án bất động sản Novahills Centana Mũi Né thuộc chủ đầu tư là...
Phan Thiết có gì chơi? Review những địa điểm vui chơi cực kỳ hấp dẫn năm 2022
Những năm trở lại đây du lịch biển được chú trọng phát triển mạnh với rất nhiều địa điểm trở nên cực kỳ hot. Một trong những địa điểm du lịch...
Sân bay Phan Thiết – Dự án đòn bẩy giúp Phan Thiết phát triển cực mạnh
Bình Thuận là một trong những tỉnh có nền kinh tế phục thuộc sâu sắc vào du lịch biển. Nhờ thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh...